tre roi loan tieu hoa an gi 2

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Mời Bạn Đánh Giá

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề sức khỏe của hệ thống tiêu hóa, những rối loạn này có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy triệu chứng, nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ và trẻ em bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

1. Triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nhưng các bệnh này đều có triệu chứng rối loạn tiêu hóa giống nhau, cụ thể như sau:

  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Nôn
  • Mất nước do tiêu chảy và nôn

Tham khảo: Cách Trị Rôm Sảy Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ: xem tại đây


2. Nguyên nhân trẻ rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa bạch cầu ái toan (Eosinophilic Gastrointestinal Disorders)

Rối loạn tiêu hóa bạch cầu ái toan là bệnh phổ biến nhất trong số nhóm bệnh viêm thực quản bạch cầu ưa axit với triệu chứng xảy ra do các tế bào bạch cầu quá nhiều trong đường tiêu hóa của trẻ. Điều này dẫn tới đường tiêu hóa bị viêm và sưng, khiến trẻ đau, khó chịu và khó nuốt.

Bệnh Celiac (Không dung nạp Gluten)

Trẻ em bị bệnh celiac có phản ứng nghiêm trọng khi ăn thức ăn có thành phần là gluten, đây là loại protein trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Rối loạn đường ruột này làm tổn thương ruột non và khiến trẻ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa


Bệnh viêm đường ruột (Inflammatory Bowel Disease)

Bệnh viêm đường ruột thường xảy ra ở trẻ lớn hoặc thanh thiếu niên, bao gồm hai rối loạn tiêu hóa chính:

  • Viêm loét đại tràng gây sưng ở đại tràng
  • Bệnh Crohn, đây là bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của hệ tiêu hóa

Nếu mắc hai bệnh này, trẻ sẽ có các triệu chứng phổ biến như đi ngoài ra máu hoặc nước và đau bụng. Bệnh viêm đường ruột cũng có thể làm chậm sự tăng trưởng của trẻ hoặc trì hoãn thời điểm dậy thì. Cả viêm loét đại tràng và bệnh Crohn đều có thể dẫn đến đau khớp, ngứa mắt, sỏi thận, bệnh gan và xương giòn hoặc dễ gãy.

Hội chứng ruột ngắn (Short Bowel Syndrome)


Bệnh xoắn ruột (Volvulus)

Đây là trường hợp cấp cứu, xảy ra khi một vòng ruột của trẻ bị xoắn quanh chính nó và mạc treo hỗ trợ nó, dẫn đến tắc ruột và chặn dòng chất thải. Trong một số trường hợp, nguồn cung cấp máu của đoạn ruột phía sau đoạn xoắn cũng bị cắt đứt dẫn tới thiếu máu cục bộ. Để điều trị và cứu sống trẻ, các bác sĩ sẽ cần thực hiện phẫu thuật khẩn cấp, sau điều trị thành công, hầu hết trẻ đều phát triển và có sức khỏe bình thường.

Bệnh xoắn ruột (Volvulus)


Hội chứng ruột ngắn (Short Bowel Syndrome)

Với hội chứng này, trẻ không có đủ ruột để hấp thụ các chất dinh dưỡng và chất lỏng có trong thực phẩm đã ăn. Nguyên nhân có thể do một số trẻ khi sinh ra đã bị thiếu một vài đoạn ruột hoặc trẻ cần phải phẫu thuật để loại bỏ một phần ruột. Các nguyên nhân khác của hội chứng ruột ngắn là:

  • Bệnh Crohn
  • Bệnh lồng ruột
  • Mạch máu trong ruột bị chặn dẫn chậm lưu lượng máu đến nuôi đoạn ruột đằng sau đoạn bị chặn, ví dụ xoắn ruột
  • Tổn thương ruột
  • Ung thư

Các nguyên nhân trên đều gây ra triệu chứng rối loạn tiêu hóa là tiêu chảy. Hội chứng ruột ngắn có thể dẫn đến các vấn đề như suy dinh dưỡng, mất nước, sỏi thận và phát ban nghiêm trọng.

Hội chứng ruột ngắn (Short Bowel Syndrome)


3. Những món ăn giúp trẻ bị rối loạn tiêu hóa mau chóng bình phục

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, hệ tiêu hóa suy yếu dẫn đến bé có cảm giác chán ngán, không muốn ăn. Chính vì thế, những lúc này mẹ nên lập ra một chế độ ăn uống với đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết (chất bột đường, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất) như sau để giúp bé tránh khỏi các tác động xấu của rối loạn tiêu hóa.

Chuối:

  • Đây là loại thực phẩm được xem là rất thân thiện với dạ dày, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Chuối có chứa nhiều enzyme quan trọng cùng với hơn 11 loại khoáng chất và 6 loại vitamin nên sẽ hỗ trợ điều tiết chức năng của dạ dày tiêu hóa tốt hơn.
  • Mỗi ngày mẹ chỉ cần cho trẻ ăn từ 1-2 quả chuối, bé sẽ được cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho toàn cơ thể.

Gạo hay thức ăn từ gạo:

  • Mẹ nên cho bé ăn nhiều những thực phẩm nhạt như gạo, bánh mì, khoai tây luộc,… Trong đó, gạo là nguồn dưỡng chất dồi dào tinh bột nên sẽ cung cấp đủ năng lượng cho trẻ, hỗ trợ bé tiêu hóa dễ hơn.

Sốt táo:

  • Trong táo chứa hàm lượng pectin, chất xơ dồi dào giúp trẻ cải thiện các triệu chứng táo bón, rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
  • Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên cho trẻ dùng sốt táo thay vì táo tươi; vì táo được nấu chín, nhừ mềm trẻ sẽ dễ nhai, dễ tiêu hóa hơn.

Thịt gà:

  • Thịt gà khi được nấu chín đúng cách sẽ trở thành một trong những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, có giá trị dinh dưỡng cao.
  • Khi mẹ trộn thức ăn cùng với phần nước dùng luộc thịt gà – chứa nhiều enzym có lợi – giúp xoa dịu cảm giác khó chịu ở dạ dày của trẻ.

Rau xanh:

  • Rau xanh là nguồn dưỡng chất cung cấp nhiều vitamin và chất xơ được nhiều chuyên gia khuyến nghị dùng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
  • Mẹ có thể tăng thêm khẩu phần rau vào bữa ăn hằng ngày để giúp tiêu diệt các chất béo không lành mạnh gây khó tiêu ở trẻ.

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Sữa chua:

  • Thành phần dinh dưỡng của sữa chua thường chứa nhiều các vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa
  • Các vi khuẩn này sẽ giúp cải thiện sự rối loạn ở đường ruột, cân bằng hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Ngũ cốc nguyên hạt:

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất đạm thực vật và chất xơ dồi dào; đồng thời lượng tinh dầu từ các loại hạt còn giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.

4. Những loại thực phẩm mẹ cần tránh

Bên cạnh việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì thì mẹ cũng cần phải có một chế độ kiêng khem thực phẩm đầy đủ. Chế độ ăn uống cần tránh sẽ phụ thuộc vào tình trạng rối loạn tiêu hóa mà bé đang gặp phải:

Đối với trẻ bị tiêu chảy:

  • Mẹ nên tránh các loại thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, các loại hoa quả sấy khô… Bởi những loại thực phẩm này thường chứa rất nhiều đường. Chúng không chỉ là nguyên nhân khiến cho đường ruột hoạt động quá tải dẫn đến rối loạn tiêu hóa mà còn tăng nguy cơ bị béo phì ở trẻ.

Đối với trẻ bị táo bón:

  • Với những trẻ bị táo bón thường sẽ đi kèm tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Do đó mẹ cần tránh những loại thức ăn chứa hàm lượng tinh bột cao như bắp, đậu và các đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, chất béo. Những chất này sẽ làm cho trẻ đi phân khô, cứng khó tiêu hơn bình thường.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do bất dung nạp đường lactose trong sữa:

  • Phần lớn trẻ bị rối loạn tiêu hóa do không thể dung nạp lượng đường lactose có trong một số sản phẩm sữa. Trước tiên, mẹ hãy theo dõi phản ứng của trẻ khi dùng sữa, nếu thấy tình trạng ngày càng nặng hơn thì mẹ nên xem xét đến việc thay đổi loại sữa khác phù hợp hơn.
  • Các bệnh lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ thường xảy ra khá phổ biến. Nếu tình trạng này kéo dài trẻ sẽ biếng ăn, thiếu chất dinh dưỡng và không tăng cân, chậm phát triển. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải tự mình trang bị những hành trang hữu ích để chăm sóc bé mỗi ngày, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng dành cho bé bị rối loạn tiêu hóa cần phải được ưu tiên hàng đầu.

Tham khảo: Bột ăn dặm cho bé: xem tại đây


Nguồn: https://www.friso.com.vn/ và https://www.vinmec.com/

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.